Kêt Qua Bong Da

GÂY KINH NGẠCTS Lưu Anh Rô, Phó chủ tịch thường mb bank

【mb bank】Đi tìm cổ thành: Bền gan Nam Chơn dịch trạm

GÂY KINH NGẠC

TS Lưu Anh Rô,ĐitìmcổthànhBềnganNamChơndịchtrạmb bank Phó chủ tịch thường trực Hội Khoa học lịch sử TP.Đà Nẵng, đã thốt lên rằng, nếu vị trí đồn Chơn Sảng chỉ là đoán định thì trạm Nam Chơn gây kinh ngạc về tính quy mô, sự quý giá về giá trị lịch sử, văn hóa mà các vòng thành đá xếp chồng lên nhau là một ví dụ.

Đi tìm cổ thành: Bền gan Nam Chơn dịch trạm - Ảnh 1.

Trạm Nam Chơn vẫn còn nguyên dấu tích với những thành hào được xây dựng bằng đá chẻ

HOÀNG SƠN

"Dấu tích trạm Nam Chơn còn rất rõ", ông Rô khẳng định và cho biết, Nam Chơn là trạm đầu tiên trong số 7 trạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được nhà Nguyễn đặt dọc theo đường thiên lý. "Nó cách đỉnh đèo - Hải Vân quan không xa, nơi được xem là "yết hầu của Thuận Quảng", vị trí đó cho thấy tính tiền tiêu của trạm này, nơi mà chiến tranh còn dựa vào cung kiếm, việc đi lại đèo Hải Vân còn bị thú hoang gây kinh hoàng cho du khách", ông Rô phân tích.

Nhà nghiên cứu Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP.Đà Nẵng, cho biết thêm trong khuôn khổ cuộc kháng chiến chống liên quân Pháp - Tây Ban Nha, trước hết có thể nói trạm Nam Chơn đã phát huy được vai trò "tiền tiêu" trong Quảng Nam "thất trạm": Tiền tiêu vì trong 7 trạm thông tin liên lạc, trạm Nam Chơn nằm gần kinh đô nhất và nằm gần nơi khởi phát cuộc chiến tranh là cửa Hàn và vịnh Đà Nẵng nhất. Tiền tiêu còn vì trạm Nam Chơn nằm gần đồn Chơn Sảng - một trong những căn cứ phòng thủ cửa Hàn hết sức quan trọng và do vậy đã trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của quân xâm lược.

Lần giở sử liệu, dưới thời vua Gia Long, trạm có tên là trạm Chơn Sảng (tên ngôi làng có đặt trạm này). Năm Minh Mạng thứ 3 (1823), trạm đổi tên là trạm Nam Chơn. Sử nhà Nguyễn có chép: "Phía nam chân núi là núi Thông Sơn, tục gọi là Hòn Hành, phía tây có núi Sen, núi Sảng là chỗ dừng trạm (Nam Chơn) để đi qua…".

TS Lưu Anh Rô cho biết, khi quân Pháp tấn công Đà Nẵng, vua Tự Đức đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ con đường quan lộ đi qua 2 trạm Nam Chơn và Nam Ổ, nhà vua đã cho tăng cường nhân lực bảo vệ và phát dọn con đường quan báo, để đảm bảo thông tin thông suốt.

Các nhà nghiên cứu cho biết, do vẫn bế tắc vì luôn thất bại trong nỗ lực đánh chiếm đường đèo Hải Vân, 7 giờ sáng 29.2.1860, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh mìn giật sập trạm Nam Chơn. Điều đáng mừng là trải qua hơn 163 năm nhưng những gì còn sót lại của trạm Nam Chơn vẫn bền gan cùng tuế nguyệt.

"PHẾ TÍCH NHƯNG VẪN CÒN RẤT RÕ DẤU TÍCH"

Từ quốc lộ dẫn lên đèo Hải Vân, chúng tôi men theo con đường mòn, xẻ rừng đi xuống khu vực bãi biển vịnh Nam Chơn để tìm dấu tích trạm Nam Chơn. Chúng tôi không khỏi bất ngờ khi chứng kiến dù đã trải qua khoảng 200 năm tồn tại và lại chịu cảnh đánh phá ác liệt của liên quân Pháp - Tây Ban Nha nhưng nền móng của trạm Nam Chơn vẫn còn rất bề thế. Phát quang những lớp cây cối, những tường thành bằng đá vẫn còn nguyên vẹn. Từ vị trí này, chúng tôi định vị và thông qua ảnh vệ tinh từ Google Maps có thể thấy trạm Nam Chơn có cấu trúc hình vuông và hiển thị trên bản đồ điện tử một cách rõ nét. Có lẽ, bởi nằm ở địa thế hiểm trở, vắng người qua lại mà suốt chiều dài biến động của lịch sử, những gì còn lại của trạm Nam Chơn vẫn được tự nhiên bao bọc.

Khảo sát các công trình phòng thủ quân sự triều Nguyễn ở nam Hải Vân vào tháng 8 vừa qua, UBND P.Hòa Hiệp Bắc (Q.Liên Chiểu) cho biết, hiện khu vực vịnh Nam Chơn đang tồn tại 3 công trình, gồm: đồn Chơn Sảng, trạm Nam Chơn và pháo đài Định Hải (mũi Isabelle). Riêng dấu tích trạm Nam Chơn được UBND P.Hòa Hiệp Bắc mô tả: Trạm nằm sát bờ biển vịnh Nam Chơn, khả năng đây là công trình phòng thủ chiến lược, công trình được xây dựng bằng hệ thống kênh hào hình chữ V, sâu 3 m, được xếp lớp với nhau bằng đá chẻ. Công trình dạng hình vuông, có chiều dài mỗi cạnh 100 m (đo trong lòng kênh). Diện tích tổng thể khoảng 13.000 m2.

"Về giá trị lịch sử, 3 công trình quân sự của triều Nguyễn, đặc biệt là đồn Chơn Sảng và trạm Nam Chơn còn nguyên giá trị lịch sử sâu sắc về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của cha ông ta. Ngày nay, chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử của các di tích để giáo dục truyền thống yêu nước của các thế hệ sau này", UBND P.Hòa Hiệp Bắc đánh giá.

"Theo tôi, khi trạm Nam Chơn đã được phát lộ và bảo tồn đúng mức thì đây chắc chắn sẽ trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn và là một tài nguyên văn hóa nổi tiếng để các dự án du lịch khẳng định thương hiệu", nhà nghiên cứu Bùi Văn Tiếng đề xuất.

Nhà nghiên cứu Lưu Anh Rô cũng đề nghị khẩn trương bảo vệ, xây dựng hồ sơ cho di tích trạm Nam Chơn để đưa vào quản lý kịp thời, bởi đây là trạm duy nhất còn sót lại khá nguyên vẹn của con đường thiên lý bắc nam trên bình diện cả nước ta thời các vua Nguyễn. (còn tiếp) 

Đà Nẵng sẽ bảo vệ nguyên trạng 2 di tích

Ngày 5.11, trao đổi với PV Thanh Niên, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho hay qua nghe ý kiến, đánh giá của các cơ quan liên quan, lãnh đạo TP đã có kết luận giữ nguyên trạng 2 nền móng công trình đồn Chơn Sảng, trạm Nam Chơn (tại P.Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu). Ông Lê Trung Chinh cũng yêu cầu Sở VH-TT TP cùng các đơn vị liên quan tiến hành khảo sát, đo đạc tổng thể đối với 2 công trình đã nêu. Trong số các công trình phòng thủ trong buổi đầu kháng Pháp ở phía nam Hải Vân, đồn Chơn Sảng và trạm Nam Chơn là 2 di tích còn rõ dấu tích. Trong đó, riêng trạm Nam Chơn vì ở nơi hẻo lánh, không chịu sự tác động của con người nên may mắn vẫn còn nguyên trạng nền móng với kết cấu hình vuông, đắp bằng đá.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap